Văn hóa ngựa Con ngựa trong văn hóa Mông Cổ

Tượng Thành Cát Tư Hãn đang cưỡi ngựa

Trong suốt thời gian diễn ra Lễ hội Nadaam, hàng nghìn con ngựa được tập hợp lại để chuẩn bị cho 3 môn thể thao chính là đua ngựa, bắn cung và đấu vật.[6] Cuộc đời du mục nơi thảo nguyên bao la, rộng lớn, nên chỉ có thể trông cậy vào người bạn đường là ngựa. Ngựa là thứ qúy nhất với người Mông Cổ. Ngựa chở người, thồ hàng, ngựa chăn cừu, đi săn, trước đây, nó chinh chiến cực dẻo dai. Môn đua ngựa cũng được dân Mông Cổ ưa chuộng nhất, rồi mới đến bắn cung, đấu vật. Với người Mông Cổ, ngựa tượng trưng cho sức mạnh, sự trung thành, sức sống mãnh liệt và may mắn[9]. Quanh phố phường Ulaanbaatar, bắt gặp nhiều tượng người cưỡi ngựa.

Cách người Mông Cổ sống (ứng xử) với ngựa cũng rất khác so với các vùng khác trên thế giới. Ngôn ngữ của họ thấm nhuần văn hóa ngựa. Ngựa được đặt ở một vị trí trân trọng trong đời sống văn minh của người Mông Cổ. Người Mông Cổ luôn trân trọng ngựa. Nó là bạn đồng hành với con người trong suốt cả ngày lẫn đêm, là nguồn cội niềm vui, niềm tự hào cả ngày lẫn đêm[6]. Khi muốn chào đón ai đó mà người Mông Cổ rất ngưỡng mộ và tôn trọng, họ sẽ nói: anh/chị cưỡi ngựa giỏi chứ?; hay khi muốn đi vệ sinh, họ sẽ nói: ra xem con ngựa của tôi thế nào. Có một số quy định bắt buộc cần phải tuân theo khi muốn chinh phục một chú ngựa Mông Cổ là không được mặc quần áo quá sặc sỡ, không được mặc những thứ phát ra tiếng sột soạt, luôn mặc quần dài và phải trèo lên lưng ngựa từ phía bên trái, không được ngồi hay quỳ gối ở gần ngựa[6].

Nếu người phương Tây đặt tên ngựa theo những danh từ giống với tên người thì ngựa Mông Cổ lại được phân biệt theo màu sắc. Có khoảng 300 tên màu chỉ để nhận dạng ngựa. Ngay cả khi đếm hết số ngựa tại Mông Cổ cũng sẽ không tìm thấy tên con ngựa này trùng với tên con ngựa kia, tất nhiên là chính xác với màu lông của nó. Người Mông Cổ cũng sáng tạo ra nhiều loại nhạc cụ, trong đó Morin khuur (Mã đầu cầm), hình đầu ngựa, có 2 dây được làm từ lông đuôi ngựa, là một trong những nhạc cụ quan trọng nhất, được coi là biểu tượng của đất nước Mông Cổ. Âm thanh Morin khuur tạo ra được miêu tả là phóng khoáng, mênh mang như tiếng hí của ngựa hoang, hay giống cơn gió nhẹ trên thảo nguyên bát ngát.

Nhiều người truyền tai nhau rằng ở Mông Cổ có tín ngưỡng thờ ngựa. Nguồn gốc của tin đồn này là Takhi, một giống ngựa hoang, trong tiếng Mông Cổ có nghĩa là tinh thần, (được coi là) đã tuyệt chủng trong tự nhiên từ những năm 1960. Takhi sở hữu khả năng phi cực nhanh, đã có thời các kỵ sỹ Mông Cổ ngày đêm tìm cách khống chế Takhi để mong chú ngựa cái của mình được phối giống với nó, nhưng họ chưa bao giờ làm được điều đó. Người Mông Cổ coi Takhi là bảo vật quốc gia. Việc một số chương trình lên kế hoạch đưa loài ngựa này trở lại các thảo nguyên ở Mông Cổ và sa mạc Gobi có ý nghĩa lớn với đất nước Mông Cổ, nơi ngựa là biểu tượng của tự do và hạnh phúc.

Giống ngựa lừng danh Mông Cổ lại không phải là linh vật tổ (Tô-tem) của người Mông Cổ, với tất cả các đặc tính ưu việt của giống ngựa Mông Cổ như khỏe mạnh, bản năng sinh tồn lớn, sức chịu đựng phi thường, khả năng thích nghi vô tận, nhưng cho dù rất ưu việt so với nhiều giống ngựa khác trên thế giới, nhưng ngựa Mông Cổ vẫn không có tính chiến đấu cao vì bị thiến. Ngựa chiến phải là ngựa bị thiến để ngựa không phải bận tâm tìm bạn tình, chính vì vậy ngựa chiến không có khả năng chiến đấu cao với thiên địch, không thể nào chiến thắng được kẻ thù truyền kiếp là sói. Đặc biệt là, cho dù là ngựa Mông Cổ, loài ngựa này vẫn bị con người bắt giữ và thuần hóa dễ dàng[10]. Tulpar là thuật ngữ chỉ một loài ngựa có cánh huyền thoại ở các nước Trung Á, ở Mông Cổ chúng được xem là giống ngựa Mông Cổ. Đây cũng là loài ngựa có cánh hay còn gọi là ngựa bay, xuất hiện trong nhiều truyền thuyết và thần thoại châu Á.

Trong tiểu thuyết kiếm hiệp, nhà văn Kim Dung đã miêu tả về ngựa Hãn huyết bảo mã trong truyện Anh hùng xạ điêu, với mồ hôi đỏ như máu, chạy nhanh như gió lốc, ngày đi hàng ngàn dặm. Theo lịch sử thì Hán Vũ đế đã treo thưởng hậu hĩnh cho những ai tìm được loại ngựa này. Nhiều tư liệu cho thấy chính Thành Cát Tư Hãn cũng cưỡi một con Hãn huyết bảo mã. Sự xuất hiện của loài ngựa này tại Mông Cổ hẳn là chuyện thật. Bởi đất nước này từng nằm trên Con đường tơ lựa, không khó khăn để đưa Hãn huyết bảo mã (hay tên chính thức là ngựa Akhal-Teke) từ đất nước khai sinh loài ngựa này là Turkmenistan về và rất gần với đất nước Mông Cổ, đồng thời khoa học đã giải thích về hiện tượng chúng có mồ hôi như máu do nhiễm loại ký sinh trùng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Con ngựa trong văn hóa Mông Cổ http://www.bienphongvietnam.vn/nghien-cuu-trao-doi... http://www.baoquangninh.com.vn/du-lich/201406/van-... http://vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van... http://danviet.vn/khoa-hoc/nhung-noi-ngua-noi-tien... http://vov.vn/du-lich/mong-co-chua-doi-got-da-mo-n... http://vtc.vn/ngua-mong-co-co-gi-dac-biet.200.4742... http://www.vtc.vn/ngua-mong-co-co-gi-dac-biet-d145... http://news.zing.vn/Hinh-anh-ngua-phi-tuyet-dep-tr... https://thanhnien.vn/thoi-su/phi-ngua-tren-thao-ng... https://tuoitre.vn/qua-di-my-cua-tong-thong-mong-c...